Tiểu đường là một trong những bệnh không lây nhiễm với tỷ lệ gia tăng đáng báo động tại Việt Nam. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh đái tháo đường tuýp 2.
1. Nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai.
Tiểu đường gồm hai thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mà có sự đề kháng insulin, có nghĩa là cơ thể sử dụng insulin rất kém mặc dù insulin vẫn tiết ra. Phản ứng tự nhiên của cơ thể là sẽ càng tăng tiết insulin trong giai đoạn đầu, đến một lúc nào đó tế bào β ở tụy suy giảm chức năng, không thể tiết insulin đầy đủ, lúc đó cần phải cung cấp insulin ngoại sinh cho cơ thể. Trước đây tiểu đường tuýp 2 được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, nhưng hiện nay nó không còn thực sự đúng nữa. Vì như đã trình bày, đến một thời điểm vẫn phải cung cấp insulin ngoại sinh cho cơ thể.

2. Biến chứng của tiểu đường tuýp 2
Biến chứng cấp tính
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: là biến chứng cấp tính, thường găp ở tiểu đường tuýp 2 (tuýp 1 hay gặp nhiễm toan ceton). Biểu hiện yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê).Tình trạng này tiến triển từ từ trong vài ngày đến vài tuần. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.
Biến chứng mãn tính
– Nhìn mờ do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể ở mắt
– Đau ngực thường không điển hình do biến chứng mạch vành
– Tê bì dị cảm ở bàn chân biến chứng thần kinh
– Loét, nhiễm trùng bàn chân
– Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản
– Đau cách hồi chi dưới đau khi đi lại, đỡ khi nghỉ, do biến chứng mạch máu. Ngoài đau chân còn có, teo cơ, da khô, chi lạnh, mạch bắt yếu. Nặng hơn có thể gây ra hoại tử khô các ngón chân, nguy cơ phải tháo ngón, cắt cụt.

3. Cách phòng bệnh tiểu đường
Kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống kết hợp với tập luyện thể dục thể thao và sử dụng các loại thuốc, các sản phẩm từ tự nhiên theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 nói riêng. Bạn nên thực hiện:
– Chế độ ăn lành mạnh. Hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn chứa nhiều đường, nhiều chất béo, mỡ động vật. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
– Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin. Giúp cơ thể dẻo dai ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch, xương khớp… ở người bệnh tiểu đường.
– Kiểm soát tốt cân nặng của mình, không để tình trạng thừa cân béo phì xảy ra vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến giảm sự đề kháng insulin tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
– Sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vinacao dây thìa canh của công ty cổ phần vinacao có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ dây thìa canh và giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm được các bác sĩ và dược sĩ khuyên người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường nên sử dụng.
GỌI NGAY 088 951 3333 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TIỂU ĐƯỜNG VÀ SẢN PHẨM