Những yếu tố tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và tiểu đường type 2 ở nữ giới

  Thời kỳ mang thai ở phụ nữ là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể người mẹ cũng có nhiều biến chuyển về tâm sinh lý, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và kéo theo vô số các loại bệnh. Một trong số những bệnh thường gặp và cũng để lại nhiều biến chứng cho cả mẹ lẫn con nhất đó chính là tiểu đường thai kỳ. Để có thể hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ, các mẹ cần phải hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2.

1. Yếu tố tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 ở nữ giới

  1.1. Béo phì và các yếu tố khác

Trong cuốn sách “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường” của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ xuất bản năm 2014, nêu lên yếu tố nguy cơ bệnh béo phì kèm theo một số thói quen cơ bản thường bị bỏ quên là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ.

  Trước hết phải hiểu rằng béo phì từ trước và trong khi mang bầu chứ không đơn thuần là chỉ ở hiện tại cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

  Bên cạnh đó, nếu không kiểm soát các thói quen như hút thuốc, uống rượu nhiều, mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém hay thức đêm, trạng thái tâm lý bất ổn định, trầm cảm… bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ ngày càng tăng khả năng biến chứng và đe dọa đến mẹ bầu. Theo nghiên cứu, nếu siêu âm cân nặng của thai nhi là 2500gram đến 4500gram thì khả năng bị tiểu đường tuýp 2 càng cao.

  Nếu phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thì sẽ có nguy cơ phát triển bệnh lên tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn gấp 8 lần. Đây là con số khác biệt với tình trạng chuyển hóa glucose bình thường của thai phụ. Đồng thời tỷ lệ khởi phát tiền tiểu đường trong 5 năm sau sinh ở phụ nữ bị GDM lần lượt là 30% và 65%.

  Tại Việt nam, phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị rối loạn glucose cao, vì vậy phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như cân nặng sau khi sinh. Nếu phát hiện nhanh và kịp thời nhất khả năng có bị mắc bệnh mới có thể đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý và có hiệu quả.

  Tổ chức quốc tế ADA khuyến khích việc xét nghiệm dung nạp glucose trong thời kỳ từ 5 – 12 tuần sau khi sinh, có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ, đặc biệt chú ý thường xuyên kiểm tra sức khỏe sau 1 – 3 năm. Theo quan sát gần đây, tỷ lệ tiến hành theo dõi những người sau khi sinh có khả năng bị tiểu đường thai kỳ không chỉ đạt hiệu suất khoảng 50% ở khu vực Âu Mỹ, đây là con số khá khiêm tốn, vì vậy việc đẩy mạnh việc kiểm tra thăm khám định kỳ là vô cùng quan trọng.

  1.2. Phụ nữ từ độ tuổi 40 trở lên

  Những phụ nữ, có độ tuổi từ 40 trở lên có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường, chính vì vậy cần thường xuyên kiểm tra, sàng lọc ngay cả khi không có các yếu tố như trên.

2. Những yếu tố gây nguy cơ mắc tiểu đường thai kì

  Tiểu đường thai kỳ có khả năng bị lại ở kỳ mang thai tiếp theo và chuyển sang tiểu đường thai kỳ tuýp 2 rất cao. Nhiều bà bầu thường thắc mắc mình đã điều chỉnh chế độ ăn uống và chọn lọc các loại dinh dưỡng nhưng vẫn mắc bệnh.

 Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển GDM khi mang thai bao gồm:

  • Dân tộc: Châu Á, Tiểu lục địa Ấn Độ, Thổ dân, Đảo Eo biển Torres, Đảo Thái Bình Dương, Maori, Trung Đông, Châu Phi không da trắng
  • Chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (BMI)> 30 kg / mXNUMX
  • Tăng đường huyết trước đó trong thai kỳ
  • Đường huyết tăng trước đó
  • Tuổi mẹ ≥40 tuổi
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường (người thân bị tiểu đường hoặc em gái bị tăng đường huyết trong thai kỳ)
  • Macrosomia trước đó (em bé có cân nặng khi sinh> 4500g hoặc> 90 phần trăm)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Thuốc: corticosteroid, thuốc chống loạn thần

Những yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ cụ thể như:

  • Từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước

  Theo một số nghiên cứu, phụ nữ có tiền sử từng bị tiểu đường thai kỳ sẽ có khả năng bị mắc lại lần thứ hai. Cơ sở y tế Hoa Kỳ Kaiser Permanente tại South California từng đưa khảo sát tỷ lệ phụ nữ từng bị mắc căn bệnh này là 41.3%, trong đó những người thuộc chủng tộc Hispanic và Châu Á là những người có nguy cơ tái phát cao nhất.

  • Béo phì

  Theo Giáo sư Chu SY, phụ nữ thừa cân quá tiêu chuẩn ở các mức như sau sẽ có khả năng bị bệnh tiểu đường thai kỳ như:

     – BMI> 25kg/m² tăng 2.14 lần (95% CI, 1.82 – 2.53)

     – BMI> 30kg/m² 3.56 lần (95%CI, 3.05 – 4.21)

    Tại Việt Nam, đa phần phụ nữ mang thai có lượng dự trữ bài tiết insulin thấp, vì vậy khả năng khởi phát bệnh tiểu đường thai kỳ xuất phát từ nguyên nhân béo phì sẽ cao hơn các nước khác. Đây quả thực là một điều đáng lo ngại.

  • Mang đa thai

  Nhìn chung, yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2 đều là từ béo phì, tuổi tác, tiền sử, sinh con quá cân nặng, gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2, hội chứng buồng trứng đa nang. Bên cạnh việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh, không nên dựa trên những thông số xét nghiệm đơn thuần, mà còn phải chú ý đến các kiểm tra chi tiết về cân nặng khi mang thai, cân nặng bình thường hay các yếu tố có tác động từ gia đình, cha mẹ, anh chị em…

  So với người phương Tây thì người Châu Á có lượng dự trữ bài tiết insulin thấp hơn, khả năng phát triển chuyển hóa glucose ngay cả khi kháng insulin cũng cao hơn. Vì vậy các loại tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 đang có xu hướng gia tăng tại quốc gia này. Nguyên nhân chính là do việc du nhập các loại thức ăn Tây hóa vào món ăn hằng ngày, vì vậy cần đặc biệt chú trọng việc phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh kịp thời, nhất là các bà bầu, tránh làm ảnh hưởng đến bé và ngăn ngừa nguy cơ khiến bé mắc bệnh béo phì sau này.

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button