Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính kéo dài suốt đời. Ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng từ thức ăn của cơ thể. Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, các loại bệnh tiểu đường theo cơ chế, tình trạng bệnh cụ thể và bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy phân loại bệnh tiểu đường như thế nào? Sao cho đúng cách? Cùng Vinacao đón đọc bài viết dưới đây các bạn nhé!
1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường – nguyên nhân và tình trạng bệnh
Bệnh tiểu đường là một hội chứng rối loạn chuyển hóa trong đó tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài do thiếu tác dụng của insulin. Tình trạng thiếu tác dụng của insulin là do sự suy giảm tuyệt đối hoặc tương đối của sự bài tiết insulin từ các tế bào beta tuyến tụy và suy giảm hiệu quả của insulin ở các cơ quan mục tiêu (tính kháng insulin).
Tất cả các loại bệnh tiểu đường đều có điểm chung. Thông thường, cơ thể phân giải đường và carbohydrate từ thức ăn thành một dạng đường đặc biệt gọi là glucose (đường đơn). Glucose cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào cần insulin, một loại hormone trong máu. Để hấp thụ đường và sử dụng đường làm năng lượng. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc không thể sử dụng insulin mà cơ thể sản xuất, hoặc kết hợp cả hai rối loạn này.
Khi các tế bào không thể dung nạp hay hấp thụ glucose, glucose sẽ tích tụ trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, tim, mắt, hoặc ở hệ thần kinh. Đó là lý do tại sao bệnh tiểu đường – đặc biệt là nếu không được điều trị. Cuối cùng có thể gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, mù lòa và tổn thương thần kinh ở bàn chân.
Có nhiều nguyên nhân gây khởi phát bệnh tiểu đường nhưng phần lớn liên quan đến những yếu tố di truyền và môi trường.
Sự suy giảm bài tiết insulin xảy ra do sự bất thường trong cơ chế bài tiết insulin bởi các yếu tố di truyền và do tế bào beta bị phá hủy bởi cơ chế tự miễn dịch của cơ thể. Tính kháng insulin, ngoài liên quan đến các yếu tố di truyền còn chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ các yếu tố môi trường như ăn quá nhiều, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu vận động, stress…
2. Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường trước đây thường được phân loại dựa trên việc điều trị tăng đường huyết, phòng ngừa ketosis và việc có cần duy trì điều trị insulin để duy trì sự sống không hay nói cách khác là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hay không phụ thuộc insulin. Nửa sau những năm 1990, một phân loại mới về bệnh tiểu đường dựa trên nguyên nhân gây bệnh đã được đề xuất bởi ADA và WHO. Trong phân loại bệnh tiểu đường mới này, thay vì phân loại dựa trên tình trạng bệnh như chia thành bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (IDDM) và bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), người ta phân loại thành bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Nó cũng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi vị thành niên, vì nó thường bắt đầu từ thời thơ ấu.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn, xảy ra do cơ thể tự sản sinh ra một loại kháng thể tấn công tuyến tụy. Ở những người bị bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy bị tổn thương nên không sản xuất insulin.
Bệnh có thể do yếu tố di truyền. Bệnh cũng có thể là kết quả của sự tổn thương các tế bào beta của tuyến tụy. Nơi thường sản xuất insulin.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến một số nguy cơ sức khỏe. Nhiều nguy cơ xuất phát từ tổn thương các mạch máu nhỏ ở mắt (bệnh võng mạc do tiểu đường), thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường), và thận ( bệnh thận do tiểu đường). Nghiêm trọng hơn nữa là việc tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Bệnh tiểu đường loại 1 được điều trị bằng insulin, được tiêm dưới da vào mô mỡ. Các phương pháp tiêm insulin bao gồm:
- Bơm kim tiêm
- Bút tiêm insulin sử dụng thuốc có sẵn ở đầu bút và kim nhỏ
- Dụng cụ tiêm áp lực sử dụng không khí với áp suất cao để chuyển insulin qua da
- Bơm insulin truyền thuốc qua ống mềm (catheter) đặt dưới da bụng
Xét nghiệm định kỳ có tên là HbA1C ước lượng nồng độ glucose trong máu ba tháng trước đó. Xét nghiệm này được sử dụng để giúp đánh giá việc kiểm soát nồng độ glucose tổng thể và nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Trong đó có tổn thương ở các cơ quan.
Bệnh tiểu đường loại 1 yêu cầu thay đổi lối sống đáng kể, bao gồm:
- Kiểm tra thường xuyên nồng độ đường trong máu
- Lập kế hoạch bữa ăn cẩn thận
- Tập thể dục hàng ngày
- Dùng insulin và các thuốc khi cần thiết
Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 có thể sống thọ và tích cực. Nếu theo dõi đường huyết cẩn thận, thay đổi lối sống và tuân thủ kế hoạch điều trị.
- Tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh khởi phát do suy giảm sự bài tiết insulin và do tính kháng insulin dẫn đến insulin hoạt động không hiệu quả. Trước đây, phần lớn mọi người thường gọi bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. So với bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tiến triển chậm hơn và đây là bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Sự liên quan của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường hay sự liên quan của việc suy giảm bài tiết insulin và tính kháng insulin đến sự khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp bệnh nhân. Mặt khác dù cùng một trường hợp bệnh nhân nhưng cũng có sự khác nhau tùy vào thời điểm.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn. Tuy nhiên, do sự tăng nhanh hiện tượng béo phì và thừa cân ở trẻ em. Nhiều thanh thiếu niên hiện nay đang có xu hướng mắc bệnh. Bệnh tiểu đường loại 2 còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Bệnh tiểu đường loại 2 thường nhẹ hơn tiểu đường hơn loại 1. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 2 vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là ở những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thận, thần kinh và mắt. Bệnh tiểu đường loại 2 cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Những người béo phì – có với trọng lượng nhiều hơn 20% so với trọng lượng lý tưởng tính theo chiều cao. Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các vấn đề sức khỏe liên quan cao hơn. Những người béo phì thường bị đề kháng insulin. Tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để sản xuất thêm insulin nhưng lượng insulin vẫn không đủ để giữ nồng độ đường trong máu ở mức bình thường.
Bệnh tiểu đường không có cách chữa trị. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát bằng cách quản lý cân nặng, dinh dưỡng, và tập thể dục. Thật không may, bệnh tiểu đường loại 2 có xu hướng tiến triền. Và các thuốc giúp hạ đường huyết thường là cần thiết.
Xét nghiệm HbA1C giúp ước lượng mức đường huyết trong ba tháng trước đó. Xét nghiệm HbA1C định kỳ có thể được khuyến nghị để đánh giá hiệu quả của chế độ ăn, tập thể dục, và các loại thuốc trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa tổn thương các cơ quan. Các xét nghiệm A1C thường được thực hiện một vài lần một năm.
- Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ, nguy cơ cho thai nhi thậm chí còn lớn hơn những rủi ro đối với người mẹ
Với bệnh tiểu đường thai kỳ, nguy cơ cho thai nhi thậm chí còn lớn hơn những rủi ro đối với người mẹ. Rủi ro cho thai nhi bao gồm tăng trọng lượng bất thường trước khi sinh, khó thở khi chào đời, tăng nguy cơ béo phì và bị bệnh tiểu đường về sau. Rủi ro đối với người mẹ bao gồm việc phải mổ lấy thai do con quá lớn, cũng như các tổn thương ở tim, thận, thần kinh và mắt.
Điều trị trong khi mang thai bao gồm việc phối hợp chặt chẽ với nhóm chăm sóc sức khỏe, đồng thời:
- Lập kế hoạch bữa ăn cẩn thận để đảm bảo thai kỳ đầy đủ chất dinh dưỡng mà không dư thừa chất béo và calo.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Kiểm soát cân nặng khi mang thai.
- Dùng insulin để kiểm soát mức đường máu nếu cần.
- Các dạng khác của bệnh tiểu đường
Theo phân loại của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản, các loại bệnh tiểu đường khác này được chia thành hai nhóm:
A: Bệnh liên quan đến những bất thường về yếu tố di truyền
B: Bệnh liên quan đến những yếu tố, tình trạng bệnh khác.
Trong loại A là chia thành: 1. Bất thường di truyền liên quan đến chức năng tế bào beta tuyến tụy, 2. Bất thường di truyền liên quan đến cơ chế dẫn truyền tác dụng của insulin.
Trong loại A cần chú ý đến bất thường gen ti thể đặc trưng bởi sự di truyền từ mẹ kèm theo điếc thần kinh thính giác. Trong trường hợp bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ và gia đình có tiền sử về bệnh tiểu đường, cần xem xét đến khả năng MODY (maturity onset diabetes of the young).
Trong loại B chia ra bệnh tiểu đường do bệnh về tuyến tụy, bệnh nội tiết, do dùng thuốc khác, bệnh về gan.